Những điều kiện để lấy máu dây rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

MỤC LỤC [Hiện]

LẤY MÁU DÂY RỐN CÓ LÂU KHÔNG?

Máu dây rốn sẽ được lấy bởi bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho bạn tùy vào bệnh viên bạn đến sinh. Quá trình lấy máu dây rốn rất đơn giản và không gây đau. Khi trẻ được sinh ra, bác sĩ sẽ thực hiện lấy máu dây rốn. Đầu tiên, bác sĩ sĩ thực hiện kẹp dây rốn, sau đó dùng kim gắn với túi  chứa máu lớn để hút máu từ dây rốn. Khi lấy đủ lượng máu, niêm phong túi máu, bánh nhau sẽ được lấy ra. Cả quá trình sẽ chỉ mất khoảng 10 phút. 

HẠN CHẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC?

Tế bào gốc mang lại những lợi ích không tưởng trong việc hỗ trợ điều trị. Nhưng đồng hành cùng nó là những hạn chế như sau:
  • Trong trường hợp, trẻ mắc những bệnh di truyền đột biến hay đột biến những sắc thể thì tế bào gốc trong máu dây rốn của trẻ không dùng được do tế bào gốc cũng mang trong mình những bất thường di truyền gây ra bệnh đó.
  • Trong trường hợp trẻ mắc ung thư máu, tế bào gốc sẽ không được dùng để chữa bệnh ung thư máu cho trẻ đó. Nhưng tế bào gốc mà được lấy từ trẻ khỏe mạnh thì vẫn có thể dùng như bất kỳ cơ quan nào được hiến tặng, để điều trị cho trẻ được ung thư máu. Nhưng đòi hỏi cả người cho và người nhận phải phù hợp với các chỉ số sinh học để đảm bảo tế bào gốc hoạt động bình thường trong cơ thể của người nhận.

AI CŨNG ĐƯỢC LẤY MÁU DÂY RỐN? NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ LƯU TRỮ TẾ BÀO MÁU DÂY RỐN?

Đối với người mẹ 

  • Người mẹ mắc một số bệnh truyền nhiễm, bệnh chuyển hóa (đái tháo đường), bệnh mạn tính (tim mạch, ...), bệnh bẩm sinh, ... vẫn có thể lưu máu dây rốn cho con mình.
  • Người mẹ mắc phải bệnh ung thư, đã được điều trị bệnh ổn định (ung thư máu, ung thư tuyến giáp, ...). Trường hợp việc điều trị không làm ảnh hưởng đến chất lượng tế bào gốc trong máu dây rốn thì cũng có thể cân nhắc lưu trữ máu dây rốn. 
  • Người mẹ đã và đang có bất kì bệnh lý gì khi mang thai, tế bào gốc của trẻ sẽ không được đảm bảo chắc chắc về tương lai lâu dài. Nhưng nếu gia đình vẫn có ý định lưu giữ tế bào gốc dây rốn thì sẽ được tư vấn kỹ càng và ký cam kết chấp nhận những nguy cơ có thể xảy ra.

Đối với người bố

Đối với người bố được khuyến cáo tương tự như người mẹ nhưng mức độ ảnh hưởng trực tiếp sẽ thấp hơn. 

Đối với thai nhi

  • Khi xét nghiệm trước sinh nghi ngờ có những bệnh bẩm sinh liên quan đến tế bào gốc máu (như bệnh tan máu bẩm sinh, rối loạn gen, ....) thì không nên lưu trữ vì khả năng cao sẽ không sử dụng được về sau.
  • Trong quá trình sinh nở xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng như dịch ối đục, suy thai thì cũng không nên lưu tế bào gốc vì có thể gây nhiễm khuẩn cho máu dây rốn.
  • Trẻ có dị tật về hình thái không liên quan đến dây truyền như sứt môi, hở hàm ếch thì vẫn có thể lấy máu dây rốn.

Những điều cần xem xét trước khi quyết định lưu trữ máu dây rốn

Không phải lúc nào máu lưu trữ cũng được sử dụng, ngay cả khi bản thân người đó mắc bệnh, bởi nếu bệnh đó do đột biến gen gây ra thì máu đó cũng nằm trong tế bào máu gốc. Theo một nghiên cứu thì khả năng để một đứa trẻ sử dụng máu dây rốn của mình từ 1/200.000 đến 1/400. 

Các gia đình cũng có thể tham gia hiến máu cuống rốn để tăng khả năng cứu những người trong cộng đồng. Các bậc ba mẹ thuộc nhóm dân tộc thiểu số có thể đặc biệt xem xét việc quyên góp máu cuống rốn, bởi vì các bác sĩ nhận định rằng, các bệnh nhân dân tộc thiểu số sẽ tăng khả năng phù hợp giữa những người hiến tặng từ nhóm dân tộc của người nhận. Và đặc biệt là cần được ghép tế bào gốc. Máu tế bào gốc là một nguồn tuyệt vời để cấy ghép tế bào gốc. Và những ca cấy ghép này có thể thay đổi cả cuộc đời bệnh nhân.