Các Vấn Đề Mẹ Bầu Thường Gặp

MỤC LỤC [Hiện]

Trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu sẽ gặp phải các biến chứng thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Một số phụ nữ phát sinh vấn đề sức khỏe trong khi mang thai, nhưng cũng có người mắc bệnh trước rồi dẫn đến biến chứng. Vì vậy phụ nữ cần được chăm sóc trước và trong khi mang thai để giảm nguy cơ. Bài viết dưới đây, Mẹ Ơi sẽ giúp bạn tổng hợp các vấn đề mà mẹ bầu thường gặp.

1. Thiếu máu

Thiếu máu dẫn đến số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh thấp hơn mức bình thường. Vậy nên việc điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu là cần thiết. Đối với phụ nữ có thai, thiếu máu thường làm họ cảm thấy mệt mỏi và suy yếu. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách bổ sung sắt và axit folic. Trong quá trình thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi mức độ sắt của bạn để cân nhắc việc bổ sung nếu cần.

Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

2. Táo bón

Táo bón là một vấn đề phổ biến mà các mẹ bầu thường gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể dẫn đến những hậu quả như sảy thai, sinh non và suy dinh dưỡng của thai nhi.

Sự thay đổi hormone, bổ sung vitamin và sắt cũng có thể làm cho bà bầu khó tiêu hoá hoặc thường xuyên bị táo bón. Áp lực từ tử cung lên trực tràng cũng góp phần vào tình trạng táo bón này. Táo bón có thể xuất hiện trong suốt quá trình mang thai.

Để giải quyết vấn đề này, mẹ bầu nên tăng cường chất xơ và vitamin từ trái cây trong chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần chú ý giữ cho cơ thể luôn đủ nước và uống nước ấm vào buổi sáng.

3. Giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai

Có thể thấy rằng hầu hết phụ nữ đều bị chứng giãn tĩnh mạch trong quá trình mang thai. Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị phình ra và hiện lên trên bề mặt da. Trong thai kỳ, hormone giới tính và tác động của thai nhi đóng vai trò trong việc gây ra tình trạng này.

Bệnh giãn tĩnh mạch có thể gây ra các triệu chứng như tê và phù chân, đồng thời ảnh hưởng thẩm mỹ của bà bầu. Nghiêm trọng hơn, giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến các biến chứng như loét da hoặc viêm tắc tĩnh mạch do hình thành huyết khối, nếu không được điều trị kịp thời.

Để phòng tránh và giảm tình trạng giãn tĩnh mạch, bà bầu không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, nên di chuyển nhẹ nhàng và thường xuyên. Bà bầu nên giữ tư thế ngồi thoải mái, không chéo chân hoặc kê chân quá cao khi ngồi hoặc nằm và nên có chế độ dinh dưỡng thích hợp để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm với bà bầu? | Vinmec

4. Tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường khi mang thai có thể bao gồm tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ. Bệnh này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của phụ nữ mang bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ mắc tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, lượng đường trong máu cao xung quanh thời điểm thụ thai làm tăng nguy cơ sau:

  • Dị tật bẩm sinh của thai nhi.
  • Thai chết lưu.
  • Sinh non.

Ngoài ra, lượng đường trong máu cao trong suốt thai kỳ tăng nguy cơ cho các vấn đề sau:

  • Phải sinh mổ do kích thước thai quá lớn.
  • Nguy cơ phát triển béo phì hoặc tiểu đường loại 2 sau này.

Để đảm bảo một thai kỳ an toàn và thai nhi khỏe mạnh, phụ nữ bị tiểu đường khi mang bầu cần tuân thủ các khuyến cáo từ bác sĩ, theo dõi mức đường trong máu, tuân thủ kế hoạch ăn uống lành mạnh được đề xuất bởi chuyên gia dinh dưỡng, thực hiện hoạt động thể chất và sử dụng insulin theo chỉ định nếu cần thiết.

5. Chứng ợ nóng, khó tiêu

Đây là triệu chứng mô tả cảm giác nóng rát từ dạ dày lên đến cuống họng, nguyên nhân  là do sự thay đổi hormone trong cơ thể của bà bầu khi mang thai. Điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, suy yếu cơ thắt dạ dày và tử cung, gây tắc nghẽn dạ dày.

Để giảm chứng ợ nóng, khó tiêu, các mẹ nên chia thực đơn thành những bữa nhỏ, tránh ăn quá no, có chế độ dinh dưỡng khoa học và đặc biệt phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

6. Béo phì, tăng cân

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng phụ nữ có trọng lượng cơ thể quá nặng trước khi mang thai có nguy cơ cao hơn mắc các biến chứng trong thai kỳ, bao gồm:

  • Tiền sản giật
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Thai chết lưu
  • Phải sinh mổ

Vì vậy, giảm cân và duy trì mức trọng lượng cơ thể hợp lý trước khi mang thai sẽ giúp tăng khả năng mang thai một cách khỏe mạnh và giảm nguy cơ các biến chứng liên quan.

Phụ nữ béo phì khi mang thai cần lưu ý những điều gì?

7. Chứng nôn nghén

Buồn nôn và nôn mửa, còn được gọi là "ốm nghén", là triệu chứng phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tăng nồng độ hormone HCG (human chorionic gonadotropin) trong máu, được tiết ra bởi nhau thai.

Tuy nhiên, khi cảm giác buồn nôn và nôn mửa trở nên dữ dội, kéo dài, nặng hơn so với ốm nghén thông thường,  có thể dẫn đến giảm cân và mất nước, điều này cần được điều trị tích cực. Một số biện pháp để giảm triệu chứng buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ:

  • Ăn những bữa ăn nhỏ và thường xuyên, tránh để dạ dày trống rỗng.
  • Tránh thức ăn có mùi hương mạnh hoặc chất kích thích mạnh, có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.
  • Uống nước đầy đủ để tránh mất nước và duy trì sự cân bằng điện giải.

8. Rạn da

Rạn da là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải. Hiện tượng này gây mất thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu. Rạn da thường xảy ra khi da bị căng đến mức vượt quá khả năng co dãn của nó, thường do tăng cân nhanh trong thời gian mang thai. Vùng bị rạn nứt nhiều nhất là ở vùng bụng, ngực, mông, bắp tay và bắp đùi. Các vết rạn da thường có màu tím, đỏ hoặc trắng, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người .

Khoảng 90% phụ nữ khi mang thai đều gặp hiện tượng rạn da. Hiện tượng này thường xuất hiện vào giai đoạn tháng thứ sáu đến tháng thứ bảy của thai kỳ và kích thước của vết rạn sẽ phụ thuộc vào sự tăng cân của mẹ. Nguyên nhân có thể là do cơ địa của mỗi người, sự thay đổi hormone trong cơ thể hoặc tăng cân đột ngột.

Để giảm nguy cơ rạn da khi mang thai, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu chất xơ và vitamin để duy trì độ đàn hồi của da.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa kẽm, vitamin E và dầu dưỡng da để giữ da mềm mịn và giảm nguy cơ rạn da.
  • Thực hiện việc tăng cường vận động và tập thể dục thường xuyên để duy trì cơ bắp và giữ cân nặng trong phạm vi lý tưởng.
  • Dùng các loại kem chống rạn da có thành phần giúp tái tạo và làm mờ vết rạn da.
  • Massage da nhẹ nhàng hàng ngày để cải thiện sự lưu thông máu và độ đàn hồi của da.

Tại hệ thống cửa hàng mẹ và bé Mẹ Ơi, sản phẩm kem rạn da Yoosun Mama với bộ 3 chiết xuất dược liệu Áo Choàng Vệ Nữ - Đảng Sâm - Hoàng Kỳ kết hợp với dầu thiên nhiên, không corticoid, không paraben giúp hỗ trợ làm mờ vết dạn, duy trì độ ẩm cho làm da. Ba mẹ có thể tìm hiểu thành phần và công dụng của sản phẩm qua website: https://meoi.com.vn/ hoặc liên hệ qua số hotline: 1900 0350, đến trực tiếp các cơ sở để được tư vấn miễn phí.

Trên đây là những vấn đề mà các mẹ thường gặp trong quá trình mang thai và một số lời khuyên giúp hạn chế các vấn đề đó. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện có uy tín để được theo dõi và tư vấn. Nếu xuất hiện những triệu chứng khác thường hoặc bệnh lý chuyển biến xấu thì phải nhanh chóng nhập viện để có chế độ điều trị tích cực. Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn và mạnh khỏe!