Cách phòng tránh cúm cho mẹ bầu
-
Người viết: Mẹ Ơi
/
MỤC LỤC [Hiện]
Cảm cúm là một trong những bệnh lý nguy hiểm trong quá trình mang thai. Bệnh có thể có diễn biến phức tạp gây ra tình trạng co bóp tử cung dẫn đến sinh non. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh cúm cho mẹ bầu.
Bệnh cúm là gì?
Cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công đường hô hấp. Ngày càng nhiều chủng virus cúm phát triển gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt phụ nữ mang thai. Bệnh lý này thường xuất hiện vào mùa xuân - đông. Thời điểm này, thời tiết giao mùa và hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm cúm hơn.
Phụ nữ mang thai nhiễm cúm thường có những dấu hiệu như: Ho khan, buồn nôn, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, sốt,.. Thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày khi tiếp xúc với người bị nhiễm cúm hoặc chạm vào đồ vật dính virus cúm.
Thời kỳ mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu bị cúm sẽ có ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi và mẹ. Đây là giai đoạn cực kì nhạy cảm, bé đang dần hình thành và phát triển. Nếu mẹ bị nhiễm cúm vào lúc này, bé có khả năng bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, hở van tim,... Nguy hiểm hơn, những đợt sốt cao sẽ làm co bóp cổ tử cung khiến thai nhi bị chết lưu hoặc sinh non nên phòng tránh cúm cho mẹ bầu rất cần thiết.
Đối với cơ thể của phụ nữ mang thai, bệnh cúm cũng để lại những biến chứng như: viêm màng não, viêm tai giữa, tụt huyết áp, viêm phổi, viêm phế quản,...
Bệnh cúm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ và bé
Những biện pháp phòng chống bệnh cúm cho mẹ bầu
Tiêm phòng cúm
Biện pháp phòng tránh cúm cho mẹ bầu an toàn nhất là tiêm phòng vắc -xin cúm. Một mũi vắc - xin có tác dụng từ 6 - 12 tháng kể từ ngày tiêm. Do đó, mẹ bầu nên tiêm phòng trước khi có ý định mang thai để bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé trong 6 tháng sau sinh. Hơn nữa, trẻ sơ sinh không an toàn với mũi tiêm phòng cúm nên cần kháng thể phòng chủng cúm từ mẹ truyền sang.
Tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh
Virus cúm dễ dàng xuất hiện ở mọi nơi trong không khí khi người bị cúm hắt hơi, ho. Hoặc khi mẹ bầu tiếp xúc với vật dụng bị dính virus trên bề mặt. Để tránh bị nhiễm virus, các mẹ nên có thói quen rửa tay với nước sát khuẩn, xà phòng để tránh vi khuẩn chạm vào mắt, mũi, miệng.
Hiện nay, các chủng dịch đang diễn biến khá nghiêm trọng việc phòng tránh cúm cho mẹ bầu cần kỹ lưỡng hơn. Các mẹ ra ngoài nhớ đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
Uống nước, bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày
Dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai rất quan trọng giúp mẹ tăng cường hỗ miễn dịch. Đặc biệt, vitamin C là “thần dược” đào thải các chất oxy hoá và có hại cho cơ thể. Đồng thời, vitamin C có khả năng phòng chức năng miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa cúm tốt. Các mẹ bổ sung vitamin C qua các thực phẩm như: ớt, quýt, dâu tây, cà chua, nho, dưa hấu,... Tuy nhiên, loại vitamin này dễ bị mất khi gặp nhiệt độ cao.
Bổ sung chất kẽm trong khẩu phần ăn mỗi ngày từ các loại: thịt, hải sản, các loại đỗ,... để nâng cao khả năng đề kháng.
Uống nước mỗi ngày từ 1,5 - 2 lít nước để cơ thể duy trì hệ miễn dịch, phòng cúm, đau họng. Mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa bầu để bổ sung đầy đủ các nhóm vitamin.
https://meoi.com.vn/products/sua-matilia-bau-vi-chocolat-loc-4-chai
https://meoi.com.vn/products/sua-similac-mom-iq-plus-vani-900g
https://meoi.com.vn/products/sua-cho-me-bau-meiji
https://meoi.com.vn/products/sua-bau-morinaga-vi-tra-sua-12-goi
https://meoi.com.vn/products/sua-bau-maeil-han-quoc-vi-socola-hop-10-goi
Không gian thoáng mát
Yếu tố môi trường cũng là nguyên nhân phát sinh virus cúm. Nếu không khí xung quanh bạn có độ ẩm thấp khi sử dụng máy sưởi nên sử dụng máy tạo ẩm không khí để cân bằng.
Ngược lại nếu nơi ở có độ ẩm cao và ẩm ướt nên sử dụng máy hút ẩm để vi khuẩn không có môi trường phát sinh, không khí cũng trở lên khô thoáng hơn. Mẹ hãng thường xuyên mở cửa sổ để không khí được thanh lọc, thay vì sử dụng điều hoà 24/24.
Chế độ tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ dễ bị mệt mỏi, kiệt sức ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ cần thiết kế thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng, stress. Bên cạnh đó, mẹ cần duy trì các hoạt động rèn luyện thể chất nâng cao sức khoẻ và phù cho mẹ bầu như: tập yoga, đi bộ, bơi lội, làm một số việc nhà đơn giản,... việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp trong quá trình sinh em bé sau này.
Luôn giữ ấm cơ thể
Thời tiết lạnh là nguy cơ nhiễm cúm cao và dễ bị viêm phổi, viêm đường hô hấp ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Việc giữ ấm cơ thể chính là chìa khóa giúp mẹ tránh cúm hiệu quả và mùa đông. Các mẹ có thể thử các phương pháp:
- Mặc đồ đủ ấm nhưng lưu ý lựa chọn quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
- Nên sử dụng khăn, mũ, tất để giữ ấm bàn tay, bàn chân.
- Đi bộ, mát xa để cơ thể ấm, lưu thông máu tốt hơn.
- Mẹ bầu chú ý về calo và lượng nước mùa đông để cơ thể đủ năng lượng.
- Hạn chế đồ lạnh: các mẹ mang bầu dễ bị cảm lạnh qua các thực phẩm lạnh, mang tính hàn.
Tuy bệnh cúm có những triệu chứng bệnh nhẹ, nhưng có thể để lại những di chứng nặng về đường hô hấp. Hi vọng, những thông tin về cách phòng tránh cúm cho mẹ bầu sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh. Các mẹ đừng quên ghé website Mẹ Ơi để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức làm mẹ hơn nhé!