Hướng dẫn tắm cho các bé sơ sinh đúng cách và những điều cần lưu ý khi tắm cho bé
-
Người viết: Mẹ Ơi
/
MỤC LỤC [Hiện]
Tắm cho trẻ sơ sinh sao cho đúng cách ?
Tắm cho trẻ sơ sinh là một trong những thử thách thú vị cho những người lần đầu làm bố, mẹ, là một thử thách khá khó khăn. Tuy nhiên, làm thế nào để tắm cho trẻ sơ sinh mà bé cảm thấy dễ chịu nhất? Sau đây Mẹ Ơi sẽ giúp bạn nắm được cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng và chuẩn nhất, mang đến những khoảng thời gian thư giãn vui vẻ cho cả mẹ và bé.
1. Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh
- Chuẩn bị dụng cụ: Hai chậu tắm, nước ấm, khăn xô nhỏ, khăn tắm sạch, sữa tắm cho trẻ sơ sinh, áo, tã sạch, cồn 70 độ, nước muối sinh lý 0,9%.
- Chuẩn bị cho bé: Xoa nhẹ toàn thân cho trẻ.
- Chuẩn bị nơi tắm: Chọn nơi kín gió, nếu thời tiết lạnh cần có đèn sưởi. Thời gian tắm lý tưởng cho trẻ là gần trưa hoặc giữa buổi chiều.
2. Các bước tắm cho trẻ sơ sinh
Bước 1: Lau mặt và gội đầu trước, mẹ dùng khăn lông quấn quanh người bé từ vai trở xuống chân, sau đó tựa thân mình bé vào lòng mẹ, nằm ngữa giống tư thế bú mẹ, tay trái mẹ đỡ đầu và cổ bé. Tay phải dùng khăn sữa thấm nước vắt khô lau mi mắt của bé (từ trong ra ngoài mắt). Sau đó, rửa toàn bộ khuôn mặt của con mẹ bằng khăn ướt đã vắt khô. Cẩn thận không đưa bất cứ thứ gì vào tai hoặc mũi của bé. Sau đó gội đầu cho trẻ, dùng tay thoa sữa tắm, gội đầu cho bé bằng khăn sữa, tránh để nước vào tai, xả lại bằng nước ấm sạch trong thau 2. Lau khô đầu, tai, mặt bé
Bước 2: Tắm thân mình, cởi bỏ khăn lông, cho bé ngồi ngửa trong thau tắm, tay trái mẹ vòng qua lưng bé, bàn tay nắm giữ nách và cánh tay trái của bé, tay phải thoa sữa tắm và tắm phần ngực, bụng và phần dưới cho bé, tựa lưng bé vào thành thau tắm và tay trái của mẹ. Sau khi tắm sạch xong phần người trước, mẹ úp ngực bé vào bàn tay phải của mẹ, ngã người bé về phía trước, dùng tay trái mẹ tắm sạch phần lưng và mông trẻ. Sau khi tắm sạch sẽ, nhấc bé lên và cho vào thau tắm 2, tắm sạch lại bé, xả hết xà phòng và kết thúc tắm.
Bước 3: Nâng đỡ đầu và cổ của bé, nhấc bé ra khỏi bồn tắm, sau đó đặt bé nằm ngửa trên một chiếc khăn mềm, sạch và khô. Lau khô người bé, chú ý đến các nếp gấp da, bao gồm nách, bẹn, dưới cằm, quanh cổ và sau tai.
Bước 4: Nếu da con mẹ bị khô hoặc nếu trẻ bị hăm tã, mẹ có thể thoa kem dưỡng da hoặc chống hăm cho trẻ. Mặc quần áo cho bé, mặc tã cho bé trước. Sau đó tiến hành làm vệ sinh rốn, nhỏ mắt, mũi và làm khô tai ngoài. Rơ miệng và uống vitamin D nếu cần. Thời điểm này mẹ có thể thoa kem dưỡng da và massage cho bé rất tốt.
Bước 5: Đặt em bé của mẹ ở một nơi an toàn, như cũi hoặc giường nhỏ. Đổ hết nước trong bồn tắm.
Lưu ý: Khi tắm cho trẻ sơ sinh cần chú ý rốn của của bé nếu rốn bị sưng đỏ, chảy máu, chảy mủ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám.
Trẻ sơ sinh có nên tắm hàng ngày không?
Mẹ có thể tắm cho trẻ mỗi ngày một lần. Tuy nhiên việc tắm thường xuyên có thể khiến da bé bị khô, đặc biệt trong trường hợp mẹ không dùng đúng loại xà phòng tắm dành cho trẻ.
Do đó, mẹ chỉ nên tắm có bé khoảng 2 đến 3 lần/tuần, và chú ý giữ vệ sinh tốt các khu vực như mặt, cổ, miệng, tay, chân, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé hằng ngày. Đối với trẻ sơ sinh, dưới 12 tháng tuổi, mẹ có thể tắm cho bé 3 lần/tuần.
Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
- Tắm quá lâu: Tắm lâu không làm trẻ sạch sẽ hơn mà còn làm da bé bị khô hơn, bong tróc và ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn của trẻ. Hợp lý nhất là chỉ nên tắm cho bé trong 10 phút. Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi thì nên tắm trong thời gian 5 phút.
- Gội đầu cho trẻ trước tiên: đây là một thói quen không tốt. Nên gội đầu cho bé sau khi đã vệ sinh mặt để não bộ kịp thời tiếp nhận và thích ứng với những thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, một điều cần lưu ý là sau khi gội đầu phải lau khô ngay, không để nước chảy vào tai trẻ.
- Nhiệt độ nước tắm không phù hợp: dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng tới làn da nhạy cảm, mỏng manh của trẻ. Mẹ cần lưu ý khi pha nước tắm thì phải đảm bảo nước đủ độ ấm, khoảng 37-38 độ C là phù hợp nhất. Để chính xác nhất thì nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm cho bé.
- Kiêng tắm khi trẻ bị sốt: khi bé sơ sinh bị sốt, mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc tắm cho trẻ khi bị sốt giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể và thường sẽ không gây ra nguy hiểm như nhiều người lầm tưởng.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục quá kỹ: mẹ không nên chà mạnh vào bộ phận sinh dục của con, còn với bé trai thì không nên dùng sức để cọ rửa đầu dương vật, trẻ gái không nên ngoáy sâu vào âm hộ.
- Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết trước khi tắm cho trẻ sơ sinh: đồ dùng để tắm cho bé không đơn giản như đối với người lớn. Thế nên trước khi tắm cho bé, phụ huynh cần chuẩn bị đầy đủ tất cả những thứ cần thiết như: chậu dài, chậu tròn, sữa tắm, dầu gội, khăn tắm, tã giấy, quần áo, bao tay, bao chân, những dụng cụ vệ sinh...
- Tắm cho bé ở nơi thoáng gió: mẹ phải hết sức cẩn thận tránh điều này vì khi tắm ở nơi gió lùa, trẻ có thể bị lạnh và bị cảm, ngay cả trong mùa hè nóng bức.
- Cho bé bú ngay sau khi tắm: mẹ không nên cho trẻ bú ngay sau khi tắm mà có thể cho con uống một chút nước ấm.
Tắm cho trẻ sơ sinh không khó chỉ cần thực hiện đầy đủ theo các bước và thứ tự vệ sinh các vùng trên cơ thể cho bé. Thành thạo các bước tắm khiến việc tắm trẻ trở nên nhẹ nhàng, bé cảm thấy vui vẻ mỗi khi được tắm. Giúp trẻ cảm thấy thoải mái và các cơ quan trong cơ thể trẻ được kích hoạt, lưu thông.
Tham khảo: Sữa tắm gội an toàn cho bé