NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN LƯU Ý KHI MANG THAI ĐỂ TỐT CHO BÉ YÊU
-
Người viết: Mẹ Ơi
/
MỤC LỤC [Hiện]
NHỮNG ĐIỀU MẸ NÊN LÀM KHI MANG THAI
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai
- Tinh bột có từ các loại ngũ cốc, các họ đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu trắng, đậu phộng, ...
- Protein chứa nhiều trong thịt nạc, thịt gà, hải sản, các loại cá biển, ...
- Chất béo có trong oliu, quả óc chó, đậu tương hay các loại dầu hướng dương, dầu hạt lanh, ...
- Vitamin có nhiều trong các loại trái cây (chuối, cam, quýt, bưởi, nho, ... )
- Các loại chất sơ có nhiều trong rau xanh
Ngoài ra, mẹ bầy cần lưu ý:
- Chia nhỏ bữa ăn để dễ hấp thụ
- Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm khó tiêu, có nhiều chất béo
- Uống đủ nước một ngày
Các loại viamin cần bổ sụng
- Vitamin A để tăng cường miễn dịch, ổn định thị lực.
- Vitamin B1 giúp phòng bệnh tê phù.
- Vitamin B2, B12 giúp phòng bệnh thiếu máu.
- Vitamin B6 giúp hạn chế tình trạng nghén khi mang thai.
- Axit folic hay vitamin B9 giúp phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đồng thời phòng thiếu máu ở thai phụ.
- Vitamin C giúp vững bền mạch máu, tăng sức đề kháng, bổ sung năng lượng.
- Vitamin D giúp hấp thụ canxi.
Các chất dinh dưỡng vi lượng
- Chất xơ để kích thích tiêu hóa, phòng chống táo bón.
- Canxi
- Chất khoáng vi lượng như: sắt, kẽm, magie, iod, kali.
Nhóm các thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu
- Hải sản.
- Thịt nạc, thị gà, cá biển.
- Sữa dành cho bà bầu hỗ trợ tăng cường trí thông minh cho trẻ sơ sinh.
- Ngũ cốc các loại.
- Trái cây như: chuối, cam, táo, nho, quýt, bưởi,…
- Các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa tươi.
- Trứng gà.
- Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu phộng,…
Những đồ mẹ nên tránh như
- Rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá, nước ngọt có gas
- Những thực phẩm nóng như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt...
- Ba tháng đầu, mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm có tính hàn như nước dừa, rau ngót...
- Những loại cá sống dưới tầng nước sâu có chứa thủy ngân không tốt cho thai nhi: Cá thu, cá ngừ
- Những thực phẩm gây co thắt, làm mềm tử cung như dứa, đu đủ xanh
- Những thực phẩm tái, sống như các món gỏi, tái chanh...
- Thực phẩm chưa được tiệt trùng, thịt muối, pho mát mềm,...
Khám thai định kỳ
Việc này sẽ giúp mẹ bầu theo dõi được tình trạng phát triển ở thai nhi và có phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra với mẹ và bé. Ngoài ra, nếu gặp dấu hiệu bất thường nào như đau bụng, ra máu, ... thì cần gặp bác sĩ ngay để thăm khám kịp thời.
Thông thường, mỗi tháng mẹ bầu nên đi khám 1 lần theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp mẹ bận hoặc không thể đến được thì cũng không được bỏ qua các mốc quan trọng sau:
- Tuần 11 - 13: Ngoài kiểm tra sự phát triển thai kì, bác sĩ còn đo độ mờ da gáy - chỉ số quan trọng để phát hiện bệnh Down
- Tuần 21 - 24: Kiểm tra khuyết tất bẩm sinh. Đây là thời điểm bác sĩ phát hiện ra những bất thường ở hộp sọ, tim, phổi gan, cột sống, ... một cách tốt nhất
- Tuần 30 - 32: Phát hiện dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi như động mạch tim, cấu trúc não, .... Đây cũng là thời điểm bác sĩ xác định tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai, nước ối
- Tuần 35 - 36: Xác định thai ổn trước khi sinh, dự báo thời điểm đón bé chào đời.
Tiêm phòng trước mang thai
Khi mang thai, sức đề kháng của người mẹ sẽ trở nên yếu hơn bình thường. Chính điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh. Một số bệnh chỉ làm cho thai phụ hơi khó chịu. Tuy nhiên, có những bệnh khác thậm chí có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của người mẹ và bé trong bụng. Chính vì vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ người mẹ khỏi những bệnh lý nguy hiểm không đáng có.
Một số vaccine mà người phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai bao gồm:
- Vacccine thủy đậu (tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng).
- Sởi - Quai bị - Rubella (tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng).
- Viêm gan siêu vi B.
- Cúm.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Khi mang thai, người mẹ cần duy trì chế độ nghỉ ngơi khoa học nhất. Mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và ngủ trưa trong khoảng thời gian 30 phút. Hạn chế thức khuya, dậy sớm.
Song song với chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi, thai phụ cũng nên thường xuyên vận động. Điều này giúp tinh thần bạn thoải mái. Đồng thời giúp lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Những bài tập thể dục phù hợp cho bà bầu như: đi bộ, yoga bầu, bơi lội, …
Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ bị rạn da ở vùng bụng. Để giúp cho làn da của mình được tốt nhất, ngay từ tháng thứ 4, bạn nên dùng dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm da chiết xuất từ thiên nhiên. Mục đích là để hạn chế tình trang rạn nứt, thâm đen trong quá trình mang thai.
NHỮNG ĐIỀU MẸ NÊN TRÁNH KHI MANG THAI
- Mẹ bầu phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý uống thuốc, kể cả thuốc bổ.
- Không xoa bụng hay massage bụng khi mang thai có thể gây kích thích sinh non.
- Không nên lạm dụng siêu âm, vừa tốn kém về kinh tế vừa không cần thiết.
- Vận động nhẹ nhàng, không tập các bài tập quá sức, xin ý kiến bác sĩ về những hoạt động nên làm và nên tránh.
- Không làm việc quá sức, công việc nặng hay làm trong môi trường độc hại
- Hạn chế đứng lâu hoặc khom lưng nhiều
- Không ăn các loại thực phẩm tái, sống, thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như: cá ngừ, ...
- Tuyệt đối không hút thuốc và không hít khói thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích hay các loại nước có cồn, hạn chế tối đa các loại nước ngọt có ga, ...
- Quan hệ khi mang thai: Mặc dù không cần kiêng cử quá mức nhưng chị em cũng nên thận trọng nhất có thể. Hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và em bé. Việc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai nên dựa trên nhu cầu và cảm nhận của thai phụ. Bạn có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào sự thay đổi về hormone, tâm lý, sức khỏe.
NHỮNG DẤU HIỆU CHO THẤY THAI NHƯ ĐANG PHÁT TRIỂN TỐT
Khi có những dấu hiệu sau, mẹ hãy an tâm rằng con mình vẫn đang rất khỏe mạnh.
- Khó tiêu, ợ nóng: Nếu có hiện tượng này tức là hormone trong thai kỳ vẫn hoạt động bình thường nên việc tiêu hóa của cơ thể bị cản trở.
- Đau nhức cơ thể: Một trong những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu là cơ thể mẹ sẽ đau nhức vùng lưng và vùng tay, chân vì thai nhi đang lớn lên. Đây là dấu hiệu bình thường nên mẹ hãy an tâm.
- Tăng cân đều: Việc tăng khoảng 0.5kg/tuần có nghĩa là bé đang phát triển đúng chuẩn thai kỳ.
- Ốm nghén: Ốm nghén đôi khi khiến mẹ khó chịu. Nhưng theo các chuyên gia điều này chứng tỏ mẹ đang có đủ điều kiện cần và đủ để thai nhi phát triển.
- Huyết áp và lượng đường ổn định: Nếu hai chỉ số này ổn định thì mẹ có thể yên tâm rằng mình đã tránh xa được vấn đề tiền sản giật. Và cũng chứng tỏ rằng mẹ đang có chế độ sống khá khoa học.