Phải làm gì khi trẻ bị táo bón?

MỤC LỤC [Hiện]

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ em. Táo bón không phải là vấn đề quá nghiêm trọng thế nhưng nếu phụ huynh chủ quan để tình trạng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những cách cần làm khi trẻ bị táo bón. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tại sao trẻ lại bị táo bón?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ, nhưng chủ yếu do sai lầm trong chế độ ăn uống của trẻ như:

Sai lầm khi pha sữa cho bé: các mẹ cứ nghĩ, pha sữa đặc hơn tiêu chuẩn sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho trẻ, tuy nhiên đó lại là sai lầm khiến trẻ bị táo bón. Sữa công thức là sữa đã được tính toán chính xác tỷ lệ các chất dinh dưỡng mà trẻ có thể hấp thụ được, khi mẹ pha sữa quá đặc tức là hàm lượng dinh dưỡng đưa vào con sẽ rất lớn, nhưng con hệ tiêu hóa của con lại không hấp thụ hết dẫn đến dư thừa, chính vì thế dễ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.

Cho bé uống quá ít nước: trong cơ thể, nước chiếm 60 – 70%, rất cần thiết đối với sức khỏe. Tất cả phản ứng, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần nước. Nước giúp cơ thể thải độc qua nước tiểu, mồ hôi. Đối với trẻ em nước lại càng quan trọng.

Trong các bữa ăn hằng ngày, mẹ bổ sung quá nhiều chất đạm mà quên không bổ sung thêm chất xơ cho trẻ. Khẩu phần ăn của bé chưa đủ, khiến bé không đủ phân để đi tiêu.

Với hiện tượng táo bón nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ do việc tác động đến hệ tiêu hóa làm trì trệ những chức năng khác trong cơ thể. Do đó khi trẻ có những dấu hiệu về táo bón thì bố mẹ nên tìm biện pháp khắc phục và xử lý táo bón cho trẻ.

Những điều mẹ nên làm khi trẻ bị táo bón

Khi bé bị táo bón, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bé: 

Cho bé uống thật nhiều nước, đối với các bé 6 tháng tuổi còn đang bú mẹ thì không cần phải uống nước trong trường hợp bình thường, nhưng nếu bé bị táo bón thì nên cho uống 100 – 200ml mỗi ngày. Với các bé từ 6 – 12 tháng tuổi thì uống nhiều hơn, tầm 200 – 300ml nước. Với các bé lớn hơn, không bú sữa mẹ nhiều nữa thì mẹ nên căn lượng nước sao cho phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Trong giai đoạn ăn dặm của trẻ thì nên cho bé ăn nhiều các loại rau xanh và quả do rau xanh có tính chất nhuận tràng. Mẹ có thể kết hợp trong khẩu phần ăn của con các loại như khoai lang, rau mồng tơi, chuối, cam, bưởi…Nếu bé hay bị táo bón thì mẹ lưu ý không nên ăn các loại quả như ổi, hồng xiêm, hạn chế ăn đồ ngọt…Sử dụng đúng loại sữa dành riêng cho trẻ táo bón

Ngoài ra theo một số mẹo nuôi con dân gian được áp dụng như matxa bụng cho bé theo khung xương đại tràng 3 - 4 lần trong ngày để tăng nhu động ruột. Còn với những bé ít hoạt động gây ra hiện tượng táo bón thì mẹ nên cho bé hoạt động nhiều hơn, chạy nhảy và tập thể dục thể thao thường xuyên. Mẹ có thể kích thích bé bằng các đồ chơi vận động thể chất như nhà bóng, cầu trượt mini, bóng rổ mini,…

Trong trường hợp chế độ ăn uống không làm cho bé hết táo bón thì bố mẹ phải sử dụng thuốc và thụt tháo tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây có thể coi như là phương pháp cuối cùng nếu không thể áp dụng những cách trên.

Với những chia sẻ trên bài viết hy vọng bạn đã có những cách giải quyết khi bé nhà mình bị táo bón. Nếu các mẹ đang tìm kiếm một cửa hàng uy tín bán các sản phẩm dành cho bé, hãy đến với cửa hàng Mẹ ơi của chúng tôi để được tư vấn.

MẸ ƠI - HỆ THỐNG CỬA HÀNG MẸ VÀ BÉ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 23 Nguyễn Văn Lộc - Hà Đông - Hà Nội

SĐT: 1900.0350(000)

Mail: support@meoi.com.vn