PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM NÀO LÀ PHÙ HỢP NHẤT CHO BÉ?

MỤC LỤC [Hiện]

Ăn dặm là bước chuyển từ sữa mẹ sang ăn hoàn toàn bằng thức ăn đặc. Ăn dặm đúng thời điểm, hợp lý và khoa học sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, mau lớn. Tùy vào điều kiện kinh tế, quan điểm và sự phù hợp mà mỗi gia đình sẽ lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho con. Ăn dặm có ảnh hưởng rất lớn lên sức khỏe của trẻ. Nếu ăn dặm đúng thời điểm, hợp lý và khoa học thì sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, “lớn nhanh như thổi”. Ngược lại, một chế độ ăn không đúng đắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực lên sức khỏe của trẻ nhỏ. Các mẹ nên tìm hiểu kĩ các phương án ăn dặm rồi linh hoạt phối hợp các công thức sao cho phù hợp nhất với bé yêu nhà mình.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĂN DẶM

Ăn dặm đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện cùng những lợi ích sau đây:

Giảm thiểu chứng khó tiêu

Các protein làm nhiệm vụ tiêu hóa chưa được hoàn thiện ngay lập tức khi bé chào đời. Nếu mẹ cho bé ăn dặm trước khi hệ tiêu hóa của con sẵn sàng để xử lý, bé sẽ bị khó tiêu và có thể gặp các phản ứng khó chịu như đầy bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy …

Giảm thiểu nguy cơ dị ứng thực phẩm

Cho đến khi được 4 – 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ mới chỉ ở trạng thái “đường ruột mở” – trạng thái đường ruột để bé có thể tiêu hóa sữa mẹ nhanh nhất. Không gian giữa các tế bào của ruột non sẽ dễ dàng cho phép toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh, trực tiếp hấp thụ và đi vào máu. 

Các protein từ thực phẩm dễ gây dị ứng và các mầm bệnh có thể xâm nhập, khiến trẻ bị dị ứng và dễ ốm đau nếu mẹ cho con ăn dặm sớm.

Giảm thiểu nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt

Việc bổ sung chất sắt hoặc tìm cách tăng cường chất sắt cho bé, đặc biệt là trong 6 tháng đầu tiên, lại làm giảm khả năng hấp thụ sắt sau này của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ chỉ cần bắt đầu bổ sung sắt trong giai đoạn 6 - 7 tháng.

Bé ăn hợp tác hơn

Được ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể cần sẽ khiến trẻ có hứng thú hơn với thức ăn và ăn ngon miệng hơn. Nết ăn ngoan ngay từ những ngày đầu sẽ theo trẻ suốt về sau, giúp bé đỡ rơi vào tình trạng chán ăn, kén ăn.

NHỮNG TÁC HẠI CỦA VIỆC ĂN DẶM QUÁ SỚM

Ngược lại, nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm vì sốt ruột (bé không lớn bằng bạn bè) hay vì bé đòi ăn sớm, thì sẽ dẫn tới rất nhiều tác hại to lớn.

  • Trẻ lười ti mẹ, lâu dần sẽ chán và bỏ bú sớm.
  • Trẻ dễ bị mắc béo phì do bổ sung chất dinh dưỡng quá sớm
  • Trẻ dễ mắc chứng dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, không thể chống lại những yếu tố gây hại cho cơ thể.
  • Thận bé dễ tổn thương, dễ mắc bệnh thận do phải làm việc quá tải từ quá sớm. 
  • Nguy cơ dạ dày và rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa đủ enzym tiêu hóa và không thể hấp thụ tốt thực phẩm nào ngoài sữa. 
  • Với những bé còn ít tháng, bé có thể bị nghẹn, ngạt thở khi ăn do không thể nhai nuốt tốt.

Vì vậy, cần phải cho trẻ ăn đúng lúc, không nên cho trẻ ăn quá sớm, vừa đảm bảo cung cấp dưỡng chất bé cần để phát triển vừa bảo vệ bé khỏi những nguy cơ bệnh tật, những tác động tiêu cực cho sức khỏe có thể theo bé cả đời.

CẦN CHO BÉ TẬP ĂN DẶM NHƯ THẾ NÀO?

  • Không nhất thiết phải đủ 6 tháng mới cho trẻ ăn, nếu bé đòi ăn sớm và có thể tự ngồi/ngồi có chỗ dựa thì cho bé ăn sớm một chút cũng được
  • Bữa ăn đầu tiên nên là sữa, váng sữa, phô mai,… – các sản phẩm sữa, làm từ sữa hoặc có dạng giống sữa để hệ tiêu hóa non nớt của bé có thể hấp thu
  • Những bữa đầu tiên, mẹ cho bé ăn 1-2 muỗng để bé làm quen trước rồi tăng dần lượng lên
  • Ban đầu hãy chế biến đồ ăn dạng lỏng, sau đó làm đồ ăn đặc dần, sau đó cho trẻ ăn cháo, rồi đến cơm xay nhuyễn, cuối cùng là cho bé ăn cơm như người lớn
  • Trong 1 năm đầu đời, không nêm thêm gia vị, nhất là muối và đường – đây là 2 loại gia vị cực kì có hại cho trẻ mà trẻ không thể đào thải qua đường tiêu hóa

Với những lợi ích kể ở trên cha mẹ hãy cho bé ăn dặm đúng thời điểm để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM CƠ BẢN MÀ CÁC MẸ CẦN PHẢI BIẾT

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Ăn dặm theo kiểu truyền thống là phương pháp được rất nhiều bố mẹ áp dụng. 

Vậy phương pháp ăn dặm theo kiểu truyền thống là gì?

Ăn dặm theo kiểu truyền thống là phương pháp cho trẻ ăn bột, hoặc cháo trộn rau củ quả dược xay nhuyễn. Sau đó chuyển dần qua thức ăn thô, cuối cùng là cơm.

Nhiều người cho rằng phương pháp này không khoa học vì cho rằng bé ăn thức ăn xay nhuyễn sẽ làm chậm phát triển kỹ năng nhai. 

Nguyên tắc ăn dặm theo phương pháp truyền thống khoa học

  • Không ép trẻ ăn, cho trẻ ăn một lượng vừa đủ. 
  • Không cho trẻ xem tivi hay điện thoại trong khi ăn, không cho bé ăn rong và sử dụng ghế ăn dặm cho bé, tạo cho bé thói quen ăn uống lành lạnh. 
  • Xay nhuyễn thức ăn, nấu loãng để bé dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Chú ý thay đổi độ thô của thức ăn theo từng giai đoạn để bé không bị phụ thuộc vào đồ ăn nhuyễn. 
  • Thường xuyên thay đổi món ăn để bé được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm hơn. Đảm bảo thực đơn ăn dặm truyền thống có chứa đầy đủ các chất như: Đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin, khoáng chất. 

Ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống là gì?

Ưu điểm

  • Thức ăn được xay nhuyễn giúp hệ tiêu hóa của bé không bị quá tải. 
  • Lượng thức ăn nhiều giúp bé tăng cân nhanh.
  • Nhận được sự ủng hộ từ người lớn tuổi trong gia đình. 
  • Tốn ít chi phí hơn, chế biến đơn giản.

Nhược điểm

  • Bé không được tập kỹ năng nhai nên chậm phát triển kỹ năng nhai. 
  • Các nguyên liệu được nấu chung nên bé khó cảm nhận mùi vị của thức ăn. 
  • Bé dễ cảm thấy chán và đôi khi không chịu hợp tác trong lúc ăn khiến mẹ phải rong ăn. 
  • Sử dụng nước hầm xương hoặc thịt cua nhiều khiến thực đơn của bé bị dư đạm.

Phương pháp ăn dặm truyền thống còn tồn tại một số nhược điểm, tuy nhiên những nhược điểm này rất dễ khắc phục. Bằng cách đó là bạn có thể kết hợp ăn dặm truyền thống với 2 phương pháo ăn dặm còn lại.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp phổ biến được nhiều bố mẹ trẻ áp dụng cho con của mình. Cách ăn dặm này có thể áp dụng cho trẻ từ 5 tháng - 12 tháng tuổi cực kỳ khoa học và hiệu quả

 Vậy phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là như thế nào?

Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật là bạn không dùng đến cối xay khi chế biến thức ăn. Thay vào đó, bạn sẽ dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn giúp bé yêu dễ nuốt và cảm nhận được đầy đủ hương vị, tính chất của món ăn.

Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật

  • Không trộn lẫn các loại thức ăn với nhau để trẻ cảm nhận được hương vị nguyên bản của thực phẩm. Từ đó kích thích vị giác và khứu giác tăng khả năng nhận biết mùi vị. 
  • Thức ăn của chế độ ăn dặm kiểu nhật cũng thô hơn vì như vậy sẽ giúp kích thích trẻ nhai nuốt, cảm nhận hương vị của thực phẩm. 
  • Hình thức trình bày món ăn của phương pháp ăn dặm kiểu nhật cũng đẹp hơn, chú trọng vào việc tạo hình hấp dẫn để kích thích trẻ hứng thú hơn trong việc ăn dặm. 
  • Không ép con ăn nếu con không muốn. Việc bắt trẻ ăn khiến cho bé cảm thấy ám ảnh mỗi khi vào bữa ăn, từ đó hình thành phản xạ sợ ăn. Điều này cực kỳ không nên. Các ông bố bà mẹ Việt Nam nên đặc biệt lưu ý điều này.

Ưu điểm của ăn dặm kiểu nhật

  • Không gây nhàm chán khi ăn. 
  • Tăng cường kỹ năng nhai. 
  • Kích thích vị giác và khứu giác phát triển. 
  • Cơ hàm phát triển. 
  • Tăng cường hệ tiêu hóa. 
  • Bé không sợ ăn, vui vẻ thoải mái mỗi khi ăn. 
  • Giảm thiểu các bệnh liên quan đến thừa cân, béo phì. 

Nhược điểm

Bằng phương pháp này, mẹ sẽ mất khá nhiều thời gian mỗi khi cho bé ăn. Việc chế biến và phân loại thức ăn cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, việc bảo quản thức ăn cũng là một trở ngại lớn.

Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy

Phương pháp ăn dặm chỉ huy là thế nào?

Ăn dặm tự chỉ huy (Baby led weaning) – ăn dặm kiểu BLW là phương pháp ăn dặm cho bé được toàn quyền quyết định cách ăn, món ăn. Bé được quyền được lựa chọn ăn món nào trước món nào sau, ăn bốc hay ăn thìa. 

Khi cho bé ăn dặm chỉ huy, bố mẹ cũng nên ăn cùng thời điểm để làm tăng không khí vui vẻ trong bàn ăn. Khi con thấy ba mẹ ăn thì con cũng sẽ bắt chước theo và việc ăn uống của trẻ trở nên dễ dàng hơn, và chính bản thân phụ huynh cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn. 

Nguyên tắc ăn dặm tự chỉ huy

Trẻ từ 6 tháng tuổi là có thể ăn dặm được rồi. Vì vậy các mẹ hãy tìm hiểu kỹ về nguyên tắc ăn dặm chỉ huy để áp dụng đúng cho trẻ nhé. 

Nguyên tắc về thức ăn

  • Cho trẻ được quyền tự do lựa chọn các món ăn theo sở thích nhưng ba mẹ vẫn phải cân đối loại thức ăn trong mỗi bữa ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ. 
  • Đồ ăn cho trẻ ăn dặm BLW phải đảm bảo đúng tháng tuổi để bé có thể tiêu hóa và hấp thu. Tránh trường hợp trẻ bị dị ứng, khó tiêu với một số loại thực phẩm.
  • Thức ăn của trẻ nên được làm nhuyễn, xay mềm, băm nhỏ, cắt sợi, cắt hình que… tùy theo độ tuổi. 

Không nêm nếm gia vị như đường, muối, mắm, mì chính, hạt nêm vào trong đồ ăn dặm của con. Trong thực phẩm đã cung cấp đủ các loại dưỡng chất cần thiết rồi. Nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt để trẻ cảm nhận mùi vị nguyên bản của thực phẩm và rèn luyện thói quen ăn uống nhạt, tốt cho sức khỏe. 

Nguyên tắc về cách ăn

  • Tư thế: Cho trẻ ngồi ghế ăn dặm, luyện cho bé ngồi thẳng lưng, quay mặt về phía bàn ăn. 
  • Để bé tự ăn: Mẹ đóng vai trò là người cung cấp thức ăn chứ không phải là người đút cho trẻ ăn. Hãy để trẻ tập làm quen với việc tự lập trong ăn uống. 
  • Thời điểm ăn: Cho trẻ ăn lúc trẻ tỉnh táo, vui vẻ nhất. Không cho trẻ ăn lúc trẻ buồn ngủ hay đang quấy khóc. 
  • Mẹ không nên: Thúc ép trẻ ăn, không cố đút cho trẻ ăn những món mà trẻ không thích, không ép trẻ ăn những món ăn mà mình mong muốn. 

Lợi ích của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

  • Giúp trẻ chủ động khám phá món ăn và cách ăn, kích thích trẻ phát triển các kỹ năng một cách tự nhiên.
  • Trẻ có thể học cách tận hưởng và cảm nhận màu sắc, mùi vị thức ăn, nhận biết thức ăn qua thị giác và khứu giác. 
  • Mang đến sự thoải mái cho ba mẹ trong quá trình cho con ăn dặm. 
  • Tạo cảm hứng cho trẻ khi ăn, giúp trẻ luôn thoải mái trong giờ ăn uống. 
  • Trẻ được ăn uống cùng với cả gia đình sẽ tạo sự gần gũi, gắn bó. Trẻ sẽ bắt chước theo những hành vi ứng xử của mọi người trong gia đình, giúp trẻ học hỏi được nhiều điều, thúc đẩy khả năng giao tiếp. 
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen tự lập, mẹ cũng sẽ nhàn hơn trong việc cho bé ăn. 
  • Rèn luyện các kỹ năng phối hợp hành động tay, mắt miệng để đưa thức ăn vào miệng. Tăng sự nhạy bén cho các giác quan. 

Nhược điểm
– Không kiểm soát được chất dinh dưỡng và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé
– Bé dễ bị hóc đồ ăn

Với phương pháp này, bàn ăn của bé sẽ khá bẩn. Mẹ sẽ mất khá nhiều thời gian để vệ sinh chỗ của bé ăn. Với lại, lúc mới tập ăn bé sẽ rất khó nhai và nuốt được các thức ăn cứng hoặc dai như thịt. Vì thế cho nên, ở giai đoạn đầu các mẹ nên theo dõi bé để tránh tính trạng bé bị hóc cổ, mắc cổ.

Lưu ý khi cho bé ăn dặm chỉ huy BLW

 

Thời gian áp dụng phương pháp ăn dặm chỉ huy

Phương pháp ăn dặm chỉ huy áp dụng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Nếu áp dụng cho bé nhỏ hơn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy không nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm BLW quá sớm.

Chọn thực phẩm cho bé ăn dặm chỉ huy

  • Do phương pháp chỉ huy bỏ qua giai đoạn ăn nhuyễn và cho con ăn thức ăn rắn luôn nên việc chọn thực phẩm được xem là khâu vô cùng quan trọng. 
  • Bé mới tập ăn thì các mẹ nên cho bé ăn các loại rau củ quả ăn dặm mềm, dễ tiêu hóa, có thể cắt hình dài để bé dễ cầm nắm. 
  • Nên hấp hoặc luộc mềm vừa phải để bé không bóp nát thực phẩm. 
  • Không nên cho bé ăn các loại thực phẩm có dạng hạt như đậu đũa hay các loại khoai như: khoai tây, khoai lang. Các món khoai nên dùng cho bé từ 7-8 tháng tuổi.

Có thể thấy, mỗi phương pháp ăn dặm đều có những ưu, nhược điểm nhất định và không có phương pháp nào là hoàn hảo nhất. Do đó, mẹ cần quan sát và chọn cho bé phương pháp ăn dặm phù hợp với sở thích, thói quen và thể trạng để đạt được kết quả tốt nhất.