TẠI SAO CẦN LƯU TRỮ MÁU DÂY RỐN CỦA TRẺ?
-
Người viết: Mẹ Ơi
/
MỤC LỤC [Hiện]
Máu dây rốn là gì?
Máu dây rốn là máu nằm trong mạch máu của dây rốn và bánh rau. Đây là máu của chính trẻ sơ sinh còn dư sau khi kẹp và cắt dây rốn. Đây cũng là "dây nối" liên kết giữa mẹ và bé, có chức năng cung cấp các dưỡng chất thiế yếu cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Những tế bào trong máu dây rốn là những tế bào nguyên thủy có khả năng tự nhân lên; tự đổi mới và tái sửa chữa hệ thống tạo máu. Vì vậy, máu dây rốn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực huyết học, có thể bổ sung máu, tái tạo hệ miễn dịch và các lĩnh vực khác.
Sau khi được xử lý, sản phẩm tế bào gốc từ máu dây rốn được chuyển vào túi 2 ngăn để lưu trữ
Trước đây, TBG máu dây rốn được coi là chất thải y tế vì sẽ bị bỏ sau khi bé chào đời. Tuy nhiên dưới sự phát triển vượt bậc của y học, ngày nay, ứng dụng chữa bệnh từ máu dây rốn ngày càng quan trọng. Ngoài ra, phương pháp này còn có triển vọng trong việc điều trị các bệnh đe dọa đến tính mạng và bệnh suy giảm miễn dịch. Việc này chỉ được thực hiện khi trẻ được sinh ra, là cơ hội duy nhất trong đời trẻ.
Những lý do cần lưu trữ máu dây rốn?
Bảo hiểm sinh học cho con trọn đời cho trẻ và thành viên trong gia đình
Máu dây rốn có thể được lưu trữ trong một khoảng thời gian dài để sử dụng trong tương lai. Do đó, phương pháp này được coi như một loại bảo hiểm sinh học trọn đời. Nếu các tế bào gốc máu dây rốn của trẻ được cất giữ thì có thể hỗ trợ đắc lực khi cần chữa bệnh mà không sinh ra phản ứng loại bỏ từ cơ thế. Đặc biệt, trong gia đình có người cần tế bào gốc để điều trị thì mức độ khả năng phù hợp giữa người đó và bé sẽ cao hơn so với người không cùng huyết thống.
Đồng thời đây là khoản đầu tư xứng đáng cho sức khỏe trong tương lai của gia đình bạn, giống như mua bảo hiểm khi còn khỏe mạnh.
Máu dây rốn giúp tái tạo các mô, bộ phận trên cơ thể
Quá trình liền vết thương và phục hồi các thoái hóa/tổn thương của các mô, cơ quan trong cơ thể chính là việc tế bào gốc sẽ được huy động để tái tạo các tế bào bị tổn thương đó.
Ở người già thì không còn khả năng tự tái tạo. Điều này dẫn đến các biểu hiện như suy nhược các cơ quan hoặc vết thương lâu khỏi.
Do đó việc dùng tế bào gốc trong điều trị chính là đưa vào cơ thể các tế bào gốc “non trẻ”. Tế bào gốc này sẽ tạo ra các loại tế bào mới, mô mới. Mục đích để bổ sung hoặc thay thế cho các tế bào; mô cơ quan bị tổn thương hoặc mất chức năng.
Các loại bệnh lý có thể điều trị bằng máu dây rốn
Máu dây rốn có thể điều trị hơn 80 loại bệnh lý khác nhau; trong đó có bệnh về máu và cơ quan tạo máu, bệnh suy giảm miễn dịch
- Các bệnh lý huyết học: suy tuỷ xương, đa u tuỷ xương, rối loại sinh tuỷ, đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, tan máu bẩm sinh …
- Thoái hoá khớp; Hoại tử chỏm xương đùi; Tạo xương bất toàn; Tổn thương cột sống liệu tuỷ
- Tắc nghẽn mạch phổi mãn tính; Thiếu máu cơ tim
- Bỏng; Loét lâu lành
- Viêm giác mạc
- Xơ gan mất bù; Bệnh đái tháo đường tuýp 1
- Nâng ngực; xoá nếp nhăn
Tại Việt nam; Bộ Y tế đã cho phép sử dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị thường quy các bệnh lý về máu và thoái hoá khớp.
Hạn chế nguy cơ sinh ra phản ứng thải ghép
Khi sử dụng tế bào gốc của chính cơ thể đứa bé để điều trị bệnh hiểm nghèo sẽ không sinh ra phản ứng miễn dịch, thải ghép các tế bào này. Con bạn sẽ không phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch để duy trì tế bào ghép. Phương pháp này vừa an toàn vừa không tốn kém chi phí mua thuốc ức chế miễn dịch để duy trì thải ghép.
Sự phù hợp hay không phù hợp giữa người nhận và các tế bào ghép được quyết định qua các yếu tố di truyền. Do đó, người thân trong gia đình thường phù hợp hơn so với người ngoài.
Lưu trữ máu dây rốn đơn giản, dễ dàng hơn
Trước đây, dây rốn và nhau thai thường bị xử lý thải bỏ vì không có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, nhờ công nghệ tế bào gốc có thể phân lập tế bào gốc từ máu dây rốn. Cuối cùng trở thành nguồn tế bào gốc an toàn và dồi dào cho con và người trong gia đình nếu chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo.
Lưu trữ tế bào gốc từ máu ngoại vi hay tủy xương cũng như các nguồn khác đòi hỏi chi phí cao; quy trình phức tạp; gây ảnh hường không nhỏ cho người hiến (chọc hút tủy xương, kích bạch cầu máu ngoại vi…).
Ngoài ra, yêu cầu về liều điều trị và mức độ hòa hợp nhóm kháng nguyên bạch cầu của máu dây rốn cũng thấp hơn và ít nghiêm ngặt hơn so với các nguồn còn lại. Do đó, việc lưu trữ máu dây rốn lại đơn giản, dễ dàng hơn
Máu dây rốn có thể lưu trữ lâu dài
Trên thực tế, máu dây rốn được lưu giữ đông lạnh ở nhiệt độ rất sâu (dưới âm 150°C). Hiện nay chưa có nghiên cứu nào nói về giới hạn cuối cùng khi lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn. Đồng nghĩa phương pháp này có thể lưu trữ lâu dài theo nhu cầu của gia đình. Mặc dù vậy, thời gian lưu giữ máu dây rốn dịch vụ thường là 18 năm.
Quá trình lấy máu dây rốn an toàn tuyệt đối đến mẹ và bé
Thời điểm thu thập máu dây rốn thường là giai đoạn sau khi đẻ thai và trước khi sổ rau. Trẻ đã ra ngoài nhưng bánh rau còn nằm trong tử cung người mẹ.
Kỹ thuật viên sẽ dùng kim chọc vào tĩnh mạch của dây rốn để máu đi vào túi có chất chống đông. Sau đó cố gắng lấy được toàn bộ số máu trong dây rốn. Kỹ thuật này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và người mẹ. Trong trường hợp cần thiết có thể lấy thêm máu từ bánh rau sau khi lấy bánh rau ra ngoài..
Lợi ích khi lưu trữ máu dây rốn
Tế bào gốc máu dây rốn được lấy từ tĩnh mạch của dây rốn rất dồi dào tế bào gốc. Khác với các tế bào gốc được tạo ra từ tủy xương, ngoại vi; tế bào gốc máu dây rốn là những tế bào gốc nguyên thủy; chưa bị hư hại do bệnh tật, đột biến.
Tiềm năng rất lớn: Điều trị các bệnh lý như bệnh mô liên kết, tim mạch, hô hấp, nội tiết…. Máu dây rốn có thể được xử lý để tăng sinh; biệt hóa thành loại tế bào gốc mong muốn trước khi chữa bệnh.
Với sự phát triển vượt bậc của y học; máu dây rốn đã được sử dụng và có triển vọng trong việc điều trị các bệnh đe dọa đến tính mạng; bệnh suy giảm miễn dịch… Do đó, bố mẹ không thể bỏ qua những ứng dụng tuyệt vời của việc lưu trữ máu dây rốn này dành cho con cái của mình.