Có nên tập bơi cho trẻ từ sớm và quy tắc bơi an toàn cho mọi lứa tuổi?
Tập bơi cho trẻ sơ sinh được xem là một trong những hành động nguy hiểm theo quan điểm của nhiều người. Bởi họ cho bé chưa đủ lớn để có thể nhận thức cũng như tập các kỹ năng cần thiết cho bơi lội. Tuy nhiên, trong thơi gian gần đây tập bơi cho bé sơ sinh khi mới vài tháng tuổi đang được coi là xu hướng khi nó giúp bé phát triển cơ thể một cách toàn diện hơn cả về thể lực lẫn trí tuệ.
Mấy tháng bé có thể bắt đầu học bơi?
Bơi là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên thời điểm phù hợp nhất để bố mẹ cho bé rèn luyện kỹ năng này chính là khoảng 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm cổ cũng như tay và chân của bé đã cứng cáp hơn. Do đó bố mẹ có thể bắt đầu học các động tác bơi, đạp nước tung tóe và cảm nhận được nước.
Lợi ích từ việc tập bơi cho trẻ sơ sinh sớm.
Giúp con biết bơi nhanh hơn. Học bơi sớm sẽ giúp trẻ nhanh biết bơi hơn vì tăng khả năng phản xạ với nước tốt hơn. Nhờ đó việc học bơi của bé sẽ nhanh hơn, đặc biệt là khi bé lớn đã phát triển đầy đủ về nhận thức cũng như thể chất.
Bơi lội tốt cho hệ tim mạch
Khi bơi lội, hệ hô hấp, tuần hoàn của trẻ liên tục hoạt động và tập trung để có thể thích nghi với môi trường dưới nước, thông qua đó cơ thể cũng giải phóng các dioxit carbon, giúp tim và phổi trẻ được khỏe mạnh. Việc đôi chân không ngừng vận động trong nước giúp trọng lượng của cơ bắp được nâng lên, thúc đẩy sự vận động của huyết dịch. Bác sĩ Jousselin - Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc gia về thể dục (Pháp) - cho biết, môi trường nước sẽ làm máu từ chân về tim và não tốt hơn. Vì vậy, trẻ bơi, đặc biệt vào mùa hè, sẽ tránh được các bệnh liên quan đến tim mạch.
Phát triển chiều cao ở trẻ
Sự tăng trưởng các hormone thông qua việc bơi lội đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh. Chính vì vậy, trẻ tập bơi sớm sẽ là phương tiện để trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Các kĩ thuật như bơi ếch, bơi tự do... đều yêu cầu nhiều bộ phận trên cơ thể trẻ vận động. Trong bơi ếch, có các động tác như: Đá chân về phía sau, sải cánh tay dài về phía trước... giúp trẻ có thể tăng chiều dài của cột sống và một số bộ phận khác trên cơ thể. Riêng đối với kiểu bơi tự do, đây là tư thế bơi cần luyện tập lâu dài để phát triển toàn diện, để có kết quả tốt cần kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lí.
Phát triển trí thông minh
Các nhà khoa học đã chứng minh bơi lội góp phần phát triển trí thông minh của trẻ nhỏ. Vận động trong môi trường nước sẽ làm cho các dây thần kinh trong não được kích thích và phát triển, giúp trẻ thông minh, linh hoạt hơn thông qua hoạt động bơi lội. Không chỉ vậy, đối với việc phát triển ngôn ngữ, những trẻ học bơi sớm sẽ có khả năng phát triển cao hơn những trẻ khác, do sự nhạy bén, dễ dàng thích ứng với mọi hoàn cảnh. Cải thiện tình trạng bệnh tự kỉ đối với trẻ mắc bệnh Theo nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), tập bơi lội sẽ giúp ích đặc biệt cho các trẻ mắc bệnh tự kỉ. Môi trường nước sẽ giúp bé hình thành các phản xạ theo hướng tích cực. Từ đó, trẻ tương tác với mọi vật, mọi người xung quanh nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, cũng có thể kết hợp giữa bơi lội, âm nhạc và các trò chơi thú vị để thu hút phản ứng từ trẻ.
Những lưu ý khi cho trẻ tập bơi sớm
Dạy bơi cho các bé từ sớm là điều rất tốt và có ích cho bản thân trẻ, giúp trẻ tự bảo vệ được mình. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý không nên quá vội vàng trong việc dạy trẻ học bơi, bố mẹ cần tham gia các khóa học bơi, nhằm trang bị thêm các kiến thức cơ bản để có thể hướng dẫn trẻ tốt hơn. Trong quá trình tập bơi, trẻ cũng rất cần sự giám sát mọi lúc, mọi nơi từ người lớn.
Cách dạy trẻ tập bơi an toàn
Trước khi cho bé học bơi, bố mẹ nên cho bé làm quen với nước bằng cách cho bé tắm trong chậu, bồn tắm lớn. Khi bé đã quen dần, mẹ có thể bắt đầu cho bé học bơi với các kỹ năng cơ bản dưới đây:
Dạy bé tập nhảy xuống nước
Bài tập nhảy xuống nước là kỹ năng cơ bản đầu tiên và vô cùng quan trọng để bé có thể làm quen, tiếp xúc và xuống nước an toàn. Mẹ có thể bắt đầu bằng cách cho bé làm quen với nước bắt đầu từ chân. Sau đó mẹ xuống nước trước và trở thành điểm tựa để cổ động bé nhảy xuống nước theo mẹ. Mẹ nên hô to “1 2 3 nhảy” hoặc bất cứ khẩu hiệu nào để bé có ssuwj chuẩn bị về mặt tinh thần và nên đỡ bé trong những lần nhảy đâu để bé không sợ hã. Sau đó có thể để con tự nhảy xuống nước nhưng vẫn cần chú ý quan sát và theo dõi bé trong suốt quá trình bơi.
Tập thở
Thổi bong bóng là cách tốt nhất để giúp bé quen với việc thở trong nước. Việc này sẽ giúp bé hình thành phản xạ thở ra thay vì nuốt nước vào trong. Trên thực tế, bé rất thích việc phun nước do đó bài tập này với trẻ sơ sinh không quá khó mà con khiến bé cảm thấy thích thú.
Tập ngụp lên xuống liên tục cũng là kỹ năng mẹ cần dạy bé khi bơi. Khi dạy bé kỹ năng này, mẹ cần giữ lấy người bé sau đó hô to “ 1,2,3 ngụp” sau đó cũng bé ngụp xuống nước và nhanh chóng nhấc lên. Làm liên tục nhiều lần động tác này sẽ giúp bé quen với việc thở dưới nước. Khi bé đã dạn dĩ hơn mẹ hãy để bé tự ngụp mà không cần sự tác động của mẹ. Tuy nhiên mẹ vẫn nên ngụp cùng bé để bé cảm thấy an toàn.
Di chuyển trong nước
Kỹ năng tiếp theo sau khi bé đã quen và có thể thở dưới nước đó là di chuyển trong nước. Kỹ năng này sẽ giúp bé có thể di chuyển đến các vị trí an toàn hay vị trí nhất định mà bé muốn.
Để hướng dẫn trẻ động tác này mẹ cần đứng đối diện hoặc ngang hông bé với hai tay giữ chặt phần nách của con. Sau đó từ từ đưa con di chuyển tiến lên phía trước trong nước. Trong lúc tập mẹ cần dạy trẻ cách đạp chân. Khi đã thấy bé quen dần mẹ có thể buông lỏng tay hơn. Sau một vài lần mẹ có thể bỏ hẳn tay ra và để con tự di chuyển về phía mẹ.
Hướng dẫn trẻ cách lên bờ an toàn
Đây là kỹ năng cuối cùng mẹ cần dạy cho bé để hoàn thành buổi học bơi một cách an toàn. Khi hướng dẫn trẻ di chuyển trong nước hãy cố gắng đưa trẻ về phía gần bờ để bé biết đó là vị trí an toàn. Sau đó hãy dạy bé cách lần mò theo các bậc thang ở bể bơi hoặc thành bể để leo lên bờ. Mẹ cần ở đằng sau hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Với những lợi ích thích thực trên chắc hẳn mẹ đã hiểu được có nên cho trẻ sơ sinh tập bơi sớm hay không. Bên cạnh đó với các động tác tập bơi căn bản trên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của bé khi ở trong nước. Nếu vẫn còn lo lắng mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của các huấn luyện viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé khi học bơi.